1Q84 – Haruki Murakami

1Q84  đánh dấu sự trở lại của Murakami sau bảy năm tạm ngừng viết tiểu thuyết.

Trước đây, tiêu đề cuốn sách làm người ta liên tưởng đến cuốn 1984 của George Owell (tác giả nổi tiếng người Anh). Chữ cái Q còn được cho là có âm giống với cách đọc số 9 trong tiếng Nhật Bản.

Nhưng khám phá nội dung cuốn sách, độc giả còn được biết, chữ “Q” trong tên sách còn là chữ cái đầu của từ “Question”. 

Cuốn sách này nói về Aomame, cô gái sống ở năm 1984. Khi ngồi taxi trên đường cao tốc, Aomame nghe bản Sinfonietta của Leoš Janáček phát ra từ đài FM. Bản nhạc khiến nàng bắt đầu nhận thấy có gì đó bất thường trong thế giới thực tại. Nàng phát hiện ra sự tồn tại của một thế giới không phải thế giới này bên cạnh thế giới này. Với rất nhiều câu hỏi chưa lời giải cho những bất thường đang diễn ra xung quanh, nàng đặt tên cho năm mình đang sống là 1Q84, “Q” là chữ cái đầu của từ “Question”.

Cuốn sách cũng là câu chuyện về Tengo, người đàn ông cũng sống ở năm 1984. Anh dạy toán tại một trường dự bị. Ôm mộng văn chương, có thừa tài năng nhưng mặc cảm quá khứ về người mẹ như một tảng đá khổng lồ đang chặn đứng dòng năng lượng trong anh, khiến anh vẫn mãi chỉ là một bồi bút vô danh. Tuy nhiên, một kế hoạch đầy mạo hiểm của Komatsu, biên tập viên lão luyện của tạp chí văn nghệ, đã đẩy anh vào một rắc rối ghê gớm. Chính rắc rối ấy sẽ đưa Tengo gặp lại người bạn gái thời tiểu học vẫn luôn ám ảnh anh.

Tiểu thuyết 1Q84 gồm các chương xen kẽ về Aomame và Tengo. Khi đọc xong về Aomame, độc giả chắc chắn sẽ muốn tiếp tục với Tengo và ngược lại.

Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/ra-mat-ban-tieng-viet-tieu-thuyet-1q84-1970600.html

Tengo và Aomame là 2 nhân vật chính, câu chuyện của họ được kể xen kẽ. Thời tiểu học, họ học chung lớp nhưng chưa bao giờ nói chuyện với nhau. Tengo, nam chính, là thần đồng toán học, được mọi người yêu mến và kính trọng. Aomame, nữ chính, vì hoàn cảnh gia đình mà cô không có bạn bè, không nói chuyện với ai. Nhưng trái tim hai người đã gắn kết với nhau khi Aomame trút hết sự dũng cảm để nắm lấy tay Tengo. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, hai người không còn gặp lại.

20 năm sau, năm 1984, hai người đi trên hai con đường đời khác nhau. Họ vẫn nghĩ về nhau dù biết rằng, sẽ không bao giờ gặp lại. Nhưng chuyến tàu định mệnh đã đưa người đến một thế giới khác, 1Q84, nơi mà họ sẽ có cơ hội gặp nhau (thật ra không có chiếc tàu cụ thể nào cả, mình gọi vậy cho văn vẻ thôi). Ở thế giới đó, có 2 mặt trăng trên bầu trời, có một thế lực ngự trị được biết đến là The Little People, có những mối nguy hiểm đe dọa tính mạng hai người. Nhưng chỉ có ở đó, ở 1Q84, hai người mới có cơ hội gặp lại. Đối với hai người, vậy là quá  đủ.

Nhưng với người đọc thì không đủ! Ừ thì sau bao nhiêu sóng gió nguy hiểm, những mối đe dọa chết người rình rập, hai người cũng gặp nhau và rời khỏi 1Q84 một cách an toàn, nhưng như vậy là chưa đủ để tác giả kết thúc câu chuyện. Mình cũng mong Tengo và Aomame có thể gặp nhau và sống hạnh phúc, nhưng hơn thế nữa, mình muốn biết nhiều hơn về tổ chức Sakigake hùng mạnh, và The Little People bí ẩn. Nhưng mọi thắc mắc đã bị bỏ ngỏ không được giải đáp khi Tengo và Aomame bỏ lại sau lưng thế giới 1Q84.

Ở cuốn một và cuốn hai, câu chuyện của Tengo và Aomame được kể xen kẽ, bởi họ chưa gặp nhau. Đến cuốn ba, có thêm câu chuyện của một nhân vật hoàn toàn bất ngờ (là ai thì hãy để những bạn chưa đọc tự khám phá). Nhờ người này mà hai người mới gặp nhau, và mới có chương cuối cùng có tên Tengo và Aomame.

Mình mong đợi tác phẩm này từ lâu lắm rồi, nhưng khi đọc thì thực sự không khỏi thất vọng. Gọi là tác phẩm đầy tham vọng của Haruki Murakami, nhưng mình thấy nó thực sự không hay bằng Kafka bên bờ biển, cũng không cuốn hút như những cuốn khác. 1Q84 cũng có những chỗ rất hay(với mình, khi Thủ Lĩnh của Sakigake bị ám sát là lúc hay nhất), nhưng xen lẫn cái hay là sự dài dòng lê thê khiến mình thấy mệt mỏi. Cả tác phẩm gồm cả ngàn trang, và mình thấy không cần phải dài đến thế. Một điều khiến mình ngán ngẩm nữa là việc lặp lại lời thoại. Anh A nói gì đó và anh B lặp lại y chang, anh A nói tiếp và anh B lặp lại tiếp, điều này mình chỉ bắt gặp ở Cổ Long, hoàn toàn không ngờ lại gặp trong một tác phẩm Murakami.

Như mình nói trên, có quá nhiều điều chưa được giải đáp, và mình không thỏa mãn với cái kết như vậy. Nhưng khi đọc xong 1Q84, mình thực sự mừng. Mừng vì đã đọc xong.

Mình không biết chấm điểm tác phẩm này thế nào. Nói hay thì không hẳn hay, dở thì không dở, chỉ là nó dài quá. Phải chi nó ngắn hơn, súc tích hơn…

12 comments

  1. mình nghĩ , 1Q84 nên đọc từ từ. Đọc xong tập 1, chờ 1 thời gian mới đọc tập 2, một thời gian nữa mới đọc tập 3. còn mình đọc liên tù tì 3 tập mới thấy dài dòng và mệt mỏi vậy. Ngoài Kafka, còn Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Phía nam biên giới phía tây mặt trời… đều là những cuốn rất đáng đọc ^^

    • Chị ơi ” Biên niên ký chim vặn dây cót” em đọc mà nhiều chi tiết em không hiểu lắm á chị. Ví dụ cái cô gái mà hay gọi điện cho Tory nói chuyện …. ấy, liệu có phải là vợ của anh ấy không ạ? ==”
      Hì hì, thật may là em đã tìm được một người để hỏi ạ ^^

      • tiếc là Heen ko trả lời bạn được
        – thứ nhất, Heen cũng có nhiều điều chưa hiểu khi đọc Biên niên ký…
        – thứ 2, Heen đã đọc truyện đó khoảng 2-3 năm trước. h cũng ko nhớ nhiều

  2. Chị ơi, chị có thể liệt kê cho em những tiểu thuyết mà theo chị là đáng đọc không, cả cổ điển lẫn hiện đại. tình hình là có những cuốn mua về đọc được một vài chương là chỉ ước gì được trả lại thôi, viết gì mà chẳng sâu sắc gì cả, cứ như là đọc lại sub của một bộ phim vậyT_T. em cám ơn chị nhiều

    • 1 nhân vật trong Rừng Na Uy từng nói anh chỉ đọc những tác phẩm có tuổi đời trên trăm năm (về số năm thì Heen nói đại, vì ko nhớ rõ), vì chỉ có những tác phẩm vượt qua được sự đào thải của thời gian và đứng vững trong thế giới văn học, ấy mới là tác phẩm đáng đọc. Heen thì ko khó tính như anh ta, nhưng thật sự anh nói đúng. Các tác phẩm cổ điển đều đáng đọc. Nhiều khi mình đọc thấy dở, một là ko hợp với mình, hai là người dịch dịch dở.

      Heen kể tên vài tác phẩm đã đọc và thích (ngoại trừ thể loại kiếm hiệp và Haruki Murakami):
      1. Cuốn theo chiều gió (1 cuốn sách PHẢI ĐỌC đối với bất kỳ mọt sách nào)
      2. Giết con chim nhại
      3. Người đọc
      4. Thằng gù nhà thờ Đức Bà
      5. Bố già
      6. Phía sau nghi can X
      7. Người đàn bà trong cồn cát
      8. Cô gái hình xăm mình rồng (cả series cuốn 2 và 3 đều rất hay)
      9. Bá trước Monte Cristo
      10. Tiếng chim hót trong bụi mận gai

      Còn 1 cuốn rất hay nữa là Kokuhaku, nhưng vì không có bản tiếng Việt nên Heen ko ghi ở trên. Hay vô cùng, đọc xong thấy lâng đâng. Phim chuyển thể cũng hay nữa, tên Confession (2010), là phim Nhật.

  3. Mình đọc gần xong tập 3, sau bao ngày chờ đợi Nhã Nam xuất bản, phải nói là có hụt hẫng vì so với tập 1 và 2 thì tập 3 lê thê dài dòng hơn, ít chi tiết lôi cuốn hơn như 2 cuốn trước, đọc rất đuối (đối với mình). Thích đoạn đối thoại giữa Aomame và Thủ lĩnh Sakigake và cũng rất ngán ngẩm với lối lặp lại lời thoại, có lẽ đọc tới tập 2 rồi dừng thì mình sẽ có ấn tượng tốt hơn với 1Q84 🙂

Leave a reply to Heen Cancel reply